Gãy đầu trên xương đùi là gì? Các công bố khoa học về Gãy đầu trên xương đùi

Gãy đầu trên xương đùi là tình trạng khi đầu xương đùi (cũng được gọi là đầu gối) bị gãy hoặc nứt. Đây là một chấn thương nghiêm trọng thường xảy ra sau một tai...

Gãy đầu trên xương đùi là tình trạng khi đầu xương đùi (cũng được gọi là đầu gối) bị gãy hoặc nứt. Đây là một chấn thương nghiêm trọng thường xảy ra sau một tai nạn hoặc một lực tác động mạnh vào khu vực đầu xương đùi. Tình trạng này có thể gây ra đau, sưng, khó di chuyển và yêu cầu điều trị y tế kịp thời để sửa chữa và phục hồi.
Gãy đầu trên xương đùi (fracture of the femoral head) là một loại chấn thương nghiêm trọng xảy ra khi một lực tác động mạnh làm gãy hoặc nứt phần đầu xương đùi. Đây là một loại chấn thương cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để ngăn chặn các vấn đề sau này và tăng cơ hội phục hồi tốt.

Gãy đầu trên xương đùi thường xảy ra do những nguyên nhân sau đây:
1. Tai nạn giao thông: va chạm mạnh trong tai nạn xe hơi, xe máy, hoặc xe đạp có thể gây gãy đầu trên xương đùi.
2. Sự rơi từ độ cao: ngã từ độ cao cao, đặc biệt là khi đầu gối chịu lực tác động trực tiếp, có thể dẫn đến gãy đầu trên xương đùi.
3. Chấn thương thể thao: hoạt động thể thao như bóng đá, bóng rổ, trượt tuyết, có thể gây gãy đầu trên xương đùi nếu có va chạm mạnh trực tiếp vào khu vực này.

Triệu chứng của gãy đầu trên xương đùi bao gồm:
1. Đau mạn tính trong vùng đùi hoặc khu vực xung quanh đầu gối.
2. Sưng và nhức mạnh trong vùng đùi, đầu gối.
3. Khó khăn trong việc di chuyển hoặc không thể đứng lên chân.
4. Cảm giác khó chịu hoặc nặng nề khi đặt trọng lượng lên chân bị ảnh hưởng.
5. Hạn chế động tác và di chuyển của cả chân.

Để chẩn đoán gãy đầu trên xương đùi, thường sử dụng các phương pháp hình ảnh như X-quang, CT scan hoặc MRI để xác định chính xác vị trí và khối lượng chấn thương.

Điều trị gãy đầu trên xương đùi tùy thuộc vào tính nghiêm trọng của chấn thương. Đôi khi, chỉ cần điều trị không phẫu thuật với phơi nhiễm cân bằng và tập trung vào việc giữ cố định xương. Tuy nhiên, nếu chấn thương nghiêm trọng hơn, phẫu thuật có thể được áp dụng như ghép xương, đặt ốc, vít hoặc ghim để duy trì đúng vị trí và thuận lợi cho việc phục hồi.

Sau quá trình điều trị, quá trình phục hồi của gãy đầu trên xương đùi có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Quá trình phục hồi thường bao gồm việc tiếp tục điều trị vật lý trị liệu và luyện tập đặc biệt để phục hồi chức năng của cơ bắp và khớp.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "gãy đầu trên xương đùi":

SỰ BIẾN ĐỔI VÀ MỐI LIÊN QUAN CỦA INTERLEUKIN-6 HUYẾT TƯƠNG VỚI BIẾN CHỨNG, TỬ VONG SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 520 Số 1B - 2023
Mục tiêu: Nghiên cứu sự biến đổi và mối liên quan của Interleukin-6 với biến chứng và tử vong sau phẫu thuật gãy đầu trên xương đùi ở người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân 60 tuổi trở lên gãy đầu trên xương đùi được điều trị bằng phẫu thuật tại Khoa phẫu thuật Khớp – Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình – Bệnh viện Quân y 103. Thời gian từ 4/2020 đến 1/2021. Kết quả: Nồng độ Interleukin 6 đạt đỉnh sau phẫu thuật 1 ngày là 40,65pg/ml. Sau đó giảm dần về giá trị như trước mổ vào ngày thứ 7 sau phẫu thuật. Nồng độ Interlukin-6 ngày thứ 1 sau phẫu thuật có giá trị nhất để tiên lượng biến chứng sau phẫu thuật với diện tích dưới đường cong AUC là 0,729 với p = 0,019. Điểm cut-off tìm được là 36,9pg/ l có độ nhạy là 55,5%, độ đặc hiệu là 87,5%. Nồng độ Interleukin 6 sau mổ 1 ngày có giá trị tiên lượng tử vong sau mổ 12 tháng với diện tích dưới đường cong là 0,848, p = 0,011. Điểm cut-off tìm được là 18,97pg/l có độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 71,4%. Kết luận: Nồng độ Interleukin-6 máu tăng nhanh sau phẫu thuật, đạt nồng độ đỉnh vào ngày thứ 1 sau phẫu thuật là 40,65pg/ml, sau đó giảm dần đến ngày thứ 7 sau phẫu thuật trở về giá trị tương đương trước mổ. Nồng độ Interleukin-6 máu ngày thứ 1 sau mổ có giá trị tiên lượng biến chứng và tử vong sau mổ.
#Interleukin-6 #gãy đầu trên xương đùi
TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG ĐÙI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 523 Số 2 - 2023
Mục tiêu: Nghiên cứu tình trạng loãng xương ở bệnh nhân cao tuổi gãy đầu trên xương đùi được điều trị bằng phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân 60 tuổi trở lên gãy đầu trên xương đùi được điều trị bằng phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật Khớp – Bệnh viện Quân y 103 và 30 đối tượng từ 60 tuổi trở lên không gãy xương khám bệnh tại Bệnh viện Quân y 103 từ 4/2020 đến 04/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh là 76,42 ±9,575, của nhóm chứng là 73,6±5,805, tỉ lệ nam/nữ ở nhóm bệnh là 1/1,73, ở nhóm chứng là 1/2. Chỉ số T-Score trung bình của nhóm bệnh là -2,49 + 1,39, của nhóm chứng là -1,57 + 1,56, p=0,006. Chỉ số T-Score ở nữ giới thấp hơn so với nam giới (-2,82 so với -1,91, p=0,014). Trong nhóm bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi, chỉ số T-Score ở các bệnh nhân được thay khớp háng thấp hơn so với các bệnh nhân được kết xương nẹp khóa (-2,9 so với -2,2, p=0,045). Kết luận: Chỉ số T-Score trung bình của nhóm bệnh nhân cao tuổi gãy đầu trên xương đùi là -2,49 + 1,39, của nhóm chứng là -1,57 + 1,56. Chỉ số T-Score ở các bệnh nhân được thay khớp háng là -2,9 thấp hơn so với các bệnh nhân được kết xương nẹp là -2,2, p=0,045.
#Loãng xương #gãy đầu trên xương đùi.
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI KHÔNG VỮNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI BẰNG ĐINH CHỐNG XOAY ĐẦU TRÊN XƯƠNG ĐÙI (PFNA) VỚI KỸ THUẬT ÍT XÂM LẤN
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - Số 68 - Trang 7-14 - 2023
Đặt vấn đề: Gãy liên mấu chuyển xương đùi không vững thường gặp ở người lớn tuổi, do té ngã và loãng xương. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi không vững như: nẹp DHS, nẹp vít khóa đầu trên xương đùi, đinh gamma, thay khớp háng bán phần… Tuy nhiên, trong những trường hợp gãy liên mấu chuyển xương đùi không vững ở người lớn tuổi có thể trạng yếu và loãng xương thì cần phương pháp mổ kết hợp xương bằng kỹ thuật ít xâm lấn với dụng cụ vừa cố định vững chắc xương gãy vừa cần có tác dụng chống xoay đầu trên xương đùi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều trị phẫu thuật gãy liên mấu chuyển xương đùi không vững ở người lớn tuổi bằng đinh chống xoay đầu trên xương đùi (PFNA) với kỹ thuật ít xâm lấn. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá kết quả lành xương và phục hồi chức năng. 2. Đánh giá các biến chứng và rút ra một số kinh nghiệm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 37 bệnh nhân gãy liên mấu chuyển đùi không vững ở người lớn tuổi (≥70 tuổi), từ tháng 04 năm 2020 đến tháng 04 năm 2023 tại Bệnh viện Sài Gòn - ITO Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Bệnh nhân được theo dõi trung bình 14,2 tháng sau phẫu thuật và kết quả phục hồi chức năng được đánh giá theo thang điểm Harris Hip Score (HHS). Kết quả đạt được rất tốt và tốt là 80,6%. Kết luận: Điều trị gãy liên mấu chuyển ở người lớn tuổi bằng PFNA với kỹ thuật ít xâm lấn cho kết quả tốt: đường mổ nhỏ ít xâm lấn, ít mất máu, thời gian mổ ngắn, bệnh nhân sau mổ ít đau và cho phép vận động sớm.
#Gãy liên mấu chuyển xương đùi #kỹ thuật ít xâm lấn #đinh (PFNA)
29. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY LIÊN MẨU CHUYỂN ĐÙI BẰNG ĐINH CHỐT NỘI TỦY CHỐNG XOAY ĐẦU TRÊN XƯƠNG ĐÙI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI
Đặt vấn đề: Gãy liên mẩu chuyển (LMC) xương đùi khá phổ biến, chiếm 55% các gãy đầu trên xương đùi, hay xảy ra ở người cao tuổi, phụ nữ bị nhiều gấp 2-3 lần nam giới. Sử dụng kỹ thuật kết hợp xương bằng đinh chốt nội tủy chống xoay đầu trên xương đùi điều trị có nhiều ưu điểm. Ở bệnh viện chúng tôi, điều trị gãy LMC bằng đinh chốt nội tủy chống xoay đầu trên xương đùi đã được tiến hành trong nhiều năm nay. Để đánh giá kết quả đã làm chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tài: “Đánh giá kết quả điều trị gãy liên mẩu chuyển đùi bằng đinh chốt nội tủy chống xoay đầu trên xương đùi tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai”. Mục tiêu: 1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá kết quả điều trị gãy LMC bằng đinh chốt nội tủy chống xoay đầu trên xương đùi. 2. Mục tiêu cụ thể: - Xác định tỉ lệ, tai biến, biến chứng, kết quả điều trị. - Mối liên quan kết quả điều trị: Tuổi, giới, mức độ gãy xương theo AO, thời gian phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, tiến cứu, mổ tả hàng loạt ca. Kết quả nghiên cứu: Chúng tôi đã phẫu thuật và theo dõi được 50 trường hợp. Với kết quả tỉ lệ rất tốt gặp 13 ca (26%), tốt gặp 31 ca (62%), trung bình 5 ca (10%) gặp 1 trường hợp kết quả xấu (2%). Không gặp trường hợp nào bị tai biến, 5 bệnh nhân bị cứng khớp (10%), 1 bệnh nhân bị cal lệch, cứng khớp và chồi vít (2%), 40 bệnh nhân bị ngắn chi (80%). Kết luận: Gãy Liên mấu chuyển xương đùi gặp chủ yếu bệnh nhân trên 80 tuổi. Nữ giới chiếm cao hơn so với nam giới, nguyên nhân gây chấn thương nhiều nhất là do tai nạn sinh hoạt. Kết quả phẫu thuật tỉ lệ rất tốt và tốt đạt 88%. Chưa có mối liên quan giữa độ tuổi, giới, phân loại theo AO và thời gian phẫu thuật của đối tượng tham gia nghiên cứu với với kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi.
#Đinh chốt nội tủy chống xoay đầu trên xương đùi #liên mấu chuyển xương đùi.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG ĐINH PFNA
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - Số 75 - Trang 95-100 - 2024
Đặt vấn đề: Gãy liên mấu chuyển xương đùi là loại gãy ngoài bao khớp, thường gặp ở người lớn tuổi. Các phương pháp phẫu thuật sử dụng như kết hợp xương bằng nẹp DHS, nẹp khóa, đinh nội tuỷ hay thay khớp háng. Kết hợp xương bằng đinh PFNA với nhiều ưu điểm như phù hợp về mặt sinh học, xâm lấn tối thiểu, mất máu ít. Trong và ngoài nước, có nhiều báo cáo cho thấy phương pháp kết hợp xương liên mấu chuyển xương đùi bằng đinh PFNA mang đến nhiều ưu điểm. Tại Cần Thơ, phương pháp này chưa nghiên cứu rõ ràng nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị gãy kín liên mấu chuyển xương đùi bằng phương pháp đóng đinh PFNA. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị gãy kín liên mấu chuyển xương đùi bằng phương pháp đóng đinh PFNA. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 32 bệnh nhân gãy kín liên mấu chuyển xương đùi được phẫu thuật kết hợp xương bằng phương pháp đóng đinh PFNA, trong thời gian từ tháng 06/2022 đến tháng 06/2024 tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ. Kết quả: Theo dõi được 32 bệnh nhân gãy kín liên mấu chuyển xương đùi sau mổ 6 tháng, chức năng khớp háng theo thang điểm Harris score là 81,53 ± 5,908 điểm, tỷ lệ tốt và rất tốt chiếm 75%. Kết luận: Phẫu thuật kết hợp xương gãy kín liên mấu chuyển xương đùi bằng phương pháp đóng đinh PFNA là lựa chọn mang lại nhiều ưu điểm, điều trị ít xâm lấn, kết quả phục hồi chức năng tốt.
#Gãy liên mấu chuyển xương đùi #đinh PFNA #gãy đầu trên xương đùi
Tác dụng giảm đau của gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng trên bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm đau để chuẩn bị tư thế gây tê tủy sống của gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng trên bệnh nhân gãy kín liên mấu chuyển xương đùi. Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân gãy kín liên mấu chuyển xương đùi có chỉ định gây tê tủy sống để kết xương nẹp khóa. Bệnh nhân được gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng (PENG block) bằng 20ml lidocain 1% dưới hướng dẫn siêu âm, sau 30 phút, chuyển bệnh nhân sang tư thế ngồi để gây tê tủy sống. Đánh giá điểm VAS tại các thời điểm trước và sau gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng, mức độ đau và góc cong lưng khi tư thế gây tê tủy sống, tai biến, biến chứng của gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng. Kết quả: Điểm VAS khi nghỉ và khi vận động sau gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng (PENG block) tại các thời điểm 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 25 phút, 30 phút nhỏ hơn so với thời điểm trước gây tê, p<0,05. 26/30 (86,7%) bệnh nhân không đau hoặc đau nhẹ khi tư thế ngồi và 29/30 (96,7%) bệnh nhân có góc cong lưng mức độ tốt hoặc trung bình khi gây tê tủy sống, không ghi nhận tai biến biến chứng khi thực hiện kỹ thuật. Kết luận: Gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng (PENG block) có tác dụng giảm đau tốt khi chuẩn bị tư thế, cải thiện góc cong lưng của bệnh nhân khi gây tê tủy sống và không ghi nhận tai biến, biến chứng khi thưc hiện kỹ thuật.
#Gãy liên mấu chuyển xương đùi #gây tê nhóm thần kinh bao khớp háng
Sự thay đổi và mối liên quan của nồng độ CRP huyết tương với biến chứng, tử vong sau phẫu thuật điều trị gãy đầu trên xương đùi ở người cao tuổi
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi và mối liên quan của nồng độ CRP với biến chứng, tử vong sau phẫu thuật điều trị gãy đầu trên xương đùi ở người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: 89 bệnh nhân 60 tuổi trở lên gãy đầu trên xương đùi được điều trị bằng phẫu thuật tại Khoa Phẫu thuật Khớp-Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình-Bệnh viện Quân y 103. Thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 1/2021. Kết quả: Nồng độ CRP đạt đỉnh sau phẫu thuật 2 ngày là 82,07 ± 44,0mg/l. Sau đó giảm dần về giá trị như trước mổ vào ngày thứ 7 sau phẫu thuật. Nồng độ CRP ngày thứ 3 sau phẫu thuật có giá trị tiên lượng biến chứng sau phẫu thuật với diện tích dưới đường cong AUC là 0,761 với p=0,003. Giá trị cut off là 89,3mg/l có độ nhạy = 76,9%, độ đặc hiệu = 73,0%. Nồng độ CRP sau mổ 7 ngày có giá trị tiên lượng tử vong sau mổ 12 tháng với diện tích dưới đường cong là 0,763, p=0,049, điểm cut off là 71,71mg/l độ nhạy là 60%, độ đặc hiệu 85,4%. Kết luận: Nồng độ CRP máu tăng nhanh sau phẫu thuật, đạt nồng độ đỉnh vào ngày thứ 2 sau phẫu thuật, sau đó giảm dần đến ngày thứ 7 sau phẫu thuật trở về giá trị tương đương trước mổ. Nồng độ CRP huyết tương có giá trị tiên lượng biến chứng và tử vong sau mổ gãy đầu trên xương đùi ở người cao tuổi.
#CRP #gãy đầu trên xương đùi
SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN-10 HUYẾT TƯƠNG SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 525 Số 1B - 2023
Mục tiêu: Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ Interleukin-10 huyết tương sau phẫu thuật gãy đầu trên xương đùi ở người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân 60 tuổi trở lên gãy đầu trên xương đùi được điều trị bằng phẫu thuật tại Khoa phẫu thuật Khớp – Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình – Bệnh viện Quân y 103. 30 trường hợp 60 tuổi trở lên không gãy đầu trên xương đùi. Thời gian từ 4/2020 đến 4/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh là 76,97 + 9,17 (60-91 tuổi), tuổi trung bình của nhóm chứng là 73,6 ± 5,81 (60-83 tuổi). Tỉ lệ nam/nữ ở nhóm bệnh là 1/1,73, tỉ lê nam/nữ ở nhóm chứng là 1/2. 22 bệnh nhân (36,67%) gãy cổ xương đùi, 38 bệnh nhân (63,33%) gãy liên mấu chuyển. Thay khớp háng 45 bệnh nhân (75%), kết xương nẹp khóa 15 bệnh nhân (25%). Trung vị nồng độ IL-10 trước mổ ở bệnh nhân gãy đầu trên xương đùi là 2,49pg/ml cao hơn trung vị nồng độ IL-10 ở nhóm chứng là 1,84pg/ml (p<0,001). Nồng độ IL-10 tăng nhanh sau mổ, đạt đỉnh vào thời điểm sau mổ 1 ngày là 3,4pg/ml, sau đó giảm dần, đến 7 ngày sau mổ có nồng độ tương đương trước mổ là 2,34pg/ml (p=0,007). Kết luận: Nồng độ IL-10 tăng nhanh sau mổ, đạt đỉnh vào thời điểm sau mổ 1 ngày là 3,4pg/ml, sau đó giảm dần, đến 7 ngày sau mổ có nồng độ tương đương trước mổ là 2,34pg/ml (p=0,007).
#Interleukin-10 #gãy đầu trên xương đùi
Tổng số: 8   
  • 1